tạo cấu trúc silo

Silo là gì? Cách tạo cấu trúc silo và giảm thất bại khi thực hiện

Theo dõi Dịch vụ Backlink PBN trên

5/5 - (1 bình chọn)

Một website chuyên nghiệp không thể thiếu việc ứng dụng cấu trúc silo. Nhưng cấu trúc silo là gì và cách cấu tạo nó như thế nào? Nếu bạn là “newbie” và muốn tìm hiểu thêm về khái niệm này, bài viết dưới đây của dịch vụ backlink PBN sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá đấy, cùng tìm hiểu nhé!

Silo là gì?

Hãy tưởng tượng chút nhé! Bạn cực kỳ sáng tạo và biết cách tạo nên những bài viết tuyệt vời và SEO cũng ở mức xuất sắc. Bạn cũng có tìm hiểu cải thiện thứ hạng website của mình trên trang công cụ tìm kiếm bằng nhiều cách khác nhau (bằng cách tìm trên mạng, học hỏi từ các anh chị đi trước…). Tuy nhiên, các bot của công cụ tìm kiếm và người đọc không thể tìm thấy nội dung của bạn với nguyên nhân là do cấu trúc website của bạn không được tốt.

Vậy lúc này, bạn sẽ phải cần tìm hiểu đến cấu trúc silo, vậy cấu trúc silo là gì?

Silo là gì

Silo là gì

Cấu trúc silo là một loại cấu trúc trang web được sắp xếp sẵn theo phân cấp thứ bậc và cô lập nội dung theo chủ để. Trong đó, các nhóm phân cấp bao gồm chủ đề lớn và chủ đề con (cơ bản là việc bạn tạo danh mục và danh mục con trong trang web và viết nội dung phù hợp cho từng danh mục đó).

Cấu trúc silo bắt đầu với một trang web được tổ chức dạng phân cấp. Cụ thể, các trang “mẹ” đóng vai trò là phần giới thiệu chung cho một chủ đề. Bên dưới các trang chủ đề chính là các trang hỗ trợ (trang chủ đề con) – Chúng là các bài đăng dạng blog, hướng dẫn hay toàn bộ nội dung website khác bao gồm các nhánh hẹp hơn của chủ đề được đề cập ở trang mẹ.

Cấu trúc silo hỗ trợ như thế nào cho SEO?

Về cơ bản, nếu website không có cấu trúc silo hoặc SEOer không biết đến silo là gì thì công cụ tìm kiếm khó có thể biết chủ đề chính bạn đang nói đến là gì. Bên cạnh đó, đối với SEO website, cấu trúc này hỗ trợ cho website của bạn bằng cách:

Cấu trúc silo hỗ trợ như thế nào cho SEO

Cấu trúc silo hỗ trợ như thế nào cho SEO

Tăng tỷ lệ xếp hạng trên Google

Lý do chính mà tất cả SEOer đều quan tâm đến silo là gì bởi nó có khả năng cải thiện thứ hạng Google cho website. Điều này được lý giải là do kiến trúc website tốt thì các trang được Googlebot đánh giá cao, từ đó trang của bạn sẽ được xếp hạng cao hơn cho các từ khóa mục tiêu.

Khi một trang web có cấu trúc tốt với liên kết nội bộ sẽ giúp các Googlebot dễ dàng tìm và lập chỉ mục các trang. Ngược lại, nếu các trang không được liên kết tốt, con bot sẽ khó tìm nội dung hơn. Google sẽ khó thu thập dữ liệu, lập chỉ mục hay tăng xếp hạng.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Cấu trúc silo giúp bố cục của website trở nên rõ ràng hơn, người dùng điều hướng trang web thuận tiện hơn. Nhờ đó, các khách hàng tiềm năng có cơ hội khám phá, chuyển đổi và giới thiệu nó cho những người khác.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Quá trình này cũng làm kéo dài thời gian truy cập của người dùng trên trang web. Ngoài ra, người dùng ở lại trang web càng lâu, trang web đó sẽ xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm.

Ngoài cải thiện trải nghiệm người dùng thì cấu trúc silo còn giúp hỗ trợ bot crawling tốt hơn bởi cấu trúc website của bạn cực kỳ rõ ràng. Bạn có thể đọc bài viết về crawling là gì để hiểu hơn về quá trình craw của bot công cụ tìm kiếm nhé.

Các bước cơ bản tạo cấu trúc silo

Việc xây dựng cấu trúc silo sẽ diễn ra với 4 bước cơ bản, bao gồm xác định chủ đề cho trang web, xây dựng chủ đề đó với silo vật lý, xây dựng chủ đề với Virtual Silo và cuối cùng là tạo nội dung giàu từ khóa.

Bước 1: Xác định chủ đề cho trang web

Hãy luôn luôn nhớ rằng, sứ mệnh của Google là “hệ thống hóa thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ dàng truy cập trên toàn cầu”.

Xác định chủ đề cho trang web

Xác định chủ đề cho trang web

Có rất nhiều yếu tố khác nhau để công cụ tìm kiếm Google có thể hiểu, xếp hạng trang web và xác định mức độ liên quan của trang web đối với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên, tính “chuyên sâu” của chủ đề trang web đang xây dựng cũng như mức độ “rõ ràng” của chủ đề cực kỳ quan trọng và đóng vai trò “chủ chốt” cho thứ hạng của trang web. Bởi Google luôn ưu tiên các website nào xây dựng bài viết chuyên sâu và thực sự có tính tham khảo cho người dùng.

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, để xếp hạng cho từ khóa trong Google, một trang web phải cung cấp thông tin theo cấu trúc, và định dạng rõ ràng. Có như vậy thì công cụ tìm kiếm mới hiểu được. Vậy nên tìm chủ đề như thế nào để bắt đầu cấu trúc silo? Trước tiên hãy đảm bảo chủ đề mà bạn chọn có liên quan đến doanh nghiệp, bên cạnh đó, hãy thử giải đáp các câu hỏi như sau trong quá trình tìm chủ đề:

  • Chủ đề nào của đối thủ đang được xếp hạng cao?
  • Chủ đề nào có liên quan đến doanh nghiệp của bạn?
  • Người dùng sẽ tìm kiếm nội dung của bạn như thế nào? (các truy vấn tìm kiếm/từ khóa chính)

Bước 2: Xây dựng chủ đề trang web với silo vật lý

Các silo thư mục (silo con/silo 2….) củng cố chủ đề bằng nhóm các trang có nội dung giống nhau dưới một thư mục. Tối thiểu nhất bạn phải có 5 trang để thiết lập chủ đề và mỗi trang đều phải được đặt tên để củng cố chủ đề đó. Chẳng hạn, một website của nhà thuốc sẽ có các mục chủ đề như:

  • Thuốc: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn
  • Thực phẩm chức năng: hỗ trợ thần kinh, hỗ trợ thận, hỗ trợ sinh sản, mẹ và bé
  • Mỹ phẩm: kem chống nắng, kem dưỡng da, thuốc điều trị mụn, thuốc điều trị nám, son dưỡng
  • Thiết bị y tế
  • Blog chăm sóc sức khỏe

Hầu hết các trang web thấy rằng chủ đề của họ “đủ rộng” để tách nó thành nhiều chủ đề con khác. Hãy chia nhỏ chủ đề nếu thấy cần thiết, việc tạo silo phụ có thể rất tốt cho SEO. Tuy nhiên, chỉ nên giữ số lượng silo phụ ở mức hợp lý (khoảng 2 – 3 thư mục là đủ).

Như ví dụ ở trên, chẳng hạn như mục “thuốc kê đơn”, bạn có thể khai thác thêm các silo phụ như:

  • Thuốc kê đơn thần kinh
  • Thuốc về dạ dày
  • Thuốc tai mũi họng
  • Thuốc kê đơn thận
  • Thuốc sinh lý nam – nữ
  • Thuốc điều trị ung thư
  • Vitamin

Các silo phụ sẽ cho bạn nhiều “không gian” hơn cho các từ khóa. Silo càng chặt chẽ, cơ hội xếp hạng cao cho từ khóa sẽ càng cao. Chỉ cần bạn đảm bảo là bạn không quên các thuật ngữ chung là được.

Bước 3: Xây dựng chủ đề trang web với Virtual Silo là gì (Silo ảo)

Một trang web có thể được xem vừa là một “phần” duy nhất của hệ thống mạng chung, nhưng cũng vừa là một tổ hợp các trang lẻ khác để tạo nên trang web đó. Khi đó, công cụ tìm kiếm sẽ cố gắng phân loại thông tin trên các trang web riêng lẻ thành các nhóm nội dung.

Công cụ tìm kiếm cũng coi các liên kết giữa (và trong) trang web như một tín hiệu về mức độ liên quan của chủ đề. (Chẳng hạn website 1 đang nói về chủ đề dược phẩm thì liên kết của nó là website 2 cũng phải có chủ đề tương tự, chẳng hạn như y tế, sức khỏe. Không thể tạo liên kết giữa một website về dược phẩm với một website về thông tắc bồn cầu).

Trong một cấu trúc silo ảo, mỗi trang hỗ trợ được liên kết với trang đích của danh mục và cũng được liên kết với các trang hỗ trợ khác cho chủ đề đó. Liên kết giữa các silo hay bên trong silo (gọi chung là liên kết trang web nội bộ) là phần quan trọng của silo ảo. Ba loại liên kết chính ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa cao hay thấp bao gồm: liên kết trong nước, liên kết ngoài và liên kết nội bộ).

Bước 4: Hãy tạo nội dung giàu từ khóa

Nội dung bài viết là quan trọng nhất, nhưng không phải tất cả nội dung đều tạo ra giống nhau. Bạn cần viết sao cho nội dung đó đáp ứng được nhu cầu của người tìm kiếm. Một nội dung giàu từ khóa cần nghiên cứu kỹ càng để nhắm đúng “mục tiêu” trong các silo thích hợp.

Cách giảm thất bại khi thực hiện cấu trúc silo là gì?

Mặc dù silo mang lại nhiều lợi ích, nhưng cấu trúc này cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả SEO website nếu không biết dùng đúng cách. Vậy cách giảm thất bại SEO web khi thực hiện cấu trúc silo là gì? Một số phương pháp hay mà bạn có thể “thử nghiệm” để khắc phục các khuyết điểm của silo như:

Ưu tiên tìm các nội dung, chủ đề dễ dàng trước

Google có thể tìm và lập chỉ mục nội dung cho bạn, miễn là nội dung đó phải có liên kết nội bộ (internal link). Google không thể ưu tiên thu thập dữ liệu hay lập chỉ mục cho nội dung quá chuyên sâu (kiểu những bài viết có nội dung chuyên ngành, chỉ thích hợp với người có chuyên môn). Vì Google có thể nghĩ người dùng không quan tâm nhiều về vấn đề này, hoặc là chưa đủ kiến thức để hiểu.

Ưu tiên tìm các nội dung, chủ đề dễ dàng trước

Ưu tiên tìm các nội dung, chủ đề dễ dàng trước

Lấy ví dụ, bạn không có chuyên môn về y tế thì không thể nào đọc hiểu nổi các bài viết quá chuyên sâu về cấp cứu người bị đột quỵ chẳng hạn. Chính vì thế, hãy đảm bảo nội dung bài viết không bị “lạc” vào các nội dung quá chuyên sâu (không quá chuyên sâu nhưng không có nghĩa là viết bài hời hợt đâu nhé!)

Xây dựng nội dung với kiến trúc “kim tự tháp” trong silo là gì?

Cấu trúc “kim tự tháp” silo trong SEO là bạn đặt nội dung quan trọng nhất lên đầu tiên, tiếp theo sẽ là các nội dung thứ hai, ba… và các nội dung sau sẽ dần ít quan trọng hơn nội dung đầu. Phần lớn các trang web hiện nay đều được cấu trúc theo cách “kim tự tháp” này.

Thực hiện kiến trúc “kim tự tháp”

Thực hiện kiến trúc “kim tự tháp”

Có rất nhiều lợi thế của cấu trúc “kim tự tháp” mà bạn nhận được. Chẳng hạn như nó dễ sử dụng khi khách hàng truy cập bắt đầu từ phần “trang chủ”, sau đó chọn danh mục và nghiên cứu sâu hơn. Nó cũng giúp lưu lượng xếp hạng cho bài viết tốt hơn. Bởi trang chủ của trang web thường nhận được nhiều liên kết ngược nhất nên nội dung quan trọng sẽ nằm gần đó.

Bất kỳ SEOer nào khi xây dựng trang web nếu hiểu biết về silo và cấu trúc silo là gì sẽ giúp website đó có cơ hội “nằm top” rất cao. Vì thế, đừng bỏ lỡ các kiến thức cơ bản về silo ở trên nhé!

cảm ơn đã theo dõi chúng tôi

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hello banner

Nội dung liên quan

WEbsite chưa lên top?

Để lại thông tin liên hệ cho dichvupbn.com ngay nào!

Tầm nhìn dịch vụ pbn