EAT là gì và EEAT là gì

EAT là gì và EEAT là gì? Quan trọng với SEO không?

Theo dõi Dịch vụ Backlink PBN trên

5/5 - (3 bình chọn)

EAT là gì? Đối với không ít Marketer và cụ thể là SEOer mới vào nghề, khái niệm EAT có thể khiến bạn có phần bỡ ngỡ và gần đây hơn là một tiêu chuẩn mới phát triển từ EAT đó là EEAT hay còn gọi là Double EAR. Vậy cụ thể nội dung của 3 cụm từ EAT là gì và EEAT là gì? Sự quan trọng của EAT như thế nào trong SEO website? Bài viết dưới đây dịch vụ backlink PBN sẽ cùng các bạn làm rõ các khái niệm này nhé

Khái niệm EAT là gì trong SEO

Google đã từng tuyên bố EAT là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của website. Vì thế, SEOer chắc chắn không thể bỏ qua khái niệm quan trọng này.

EAT là gì?

EAT là gì? – EAT là cụm viết tắt của: E – Expertise – tính chuyên gia, A – Authoritativeness – tính thẩm quyền và T – Trustworthiness – Tính tin cậy. Mức độ EAT của website được Google đánh giá cao thì trang web đó được xem là chất lượng (và ngược lại).

  • E – Expertise – tính chuyên môn: đây là chỉ số đo lường về kiến thức và trình độ kỹ năng trên website. Cụ thể, khi tác giả xây dựng và sản xuất nội dung cho website nào đó thì họ phải có hiểu biết chuyên môn để nội dung đạt chính xác nhất. Google cũng sẽ đánh giá nội dung website vừa sản xuất với các trang khác.
  • A – Authority – tính thẩm quyền: đây là chỉ số đo lường về mức độ khác biệt về nội dung của website của bạn với đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Để đáp ứng được tiêu chí này, mọi thông tin của tác giả phải được hiển thị, nội dung tác giả xây dựng phải phản ánh đúng sự thật.
  • T – Trustworthiness – tính tin cậy: đây là chỉ số đo lường về độ uy tín của thương hiệu, website và nội dung tác giả xây dựng.

Mặc dù EAT đã được sử dụng từ rất lâu để đánh giá chất lượng website. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 12 năm 2022, Google đã thêm vào tiêu chí E – Experience – trải nghiệm. Từ đó, khái niệm EAT phát triển lên thành EEAT hay còn gọi là DoubleEAT.

Chữ E mới trong EAT là gì?

Khái niệm EEAT là gì

Khái niệm EEAT là gì

Khái niệm E – Experience – trải nghiệm là các tiêu chí để đánh giá nội dung của website, chẳng hạn như đánh giá bài viết hay phần hướng dẫn trong bài viết… Và các nội dung trên phải chứng tỏ là nó được tạo ra thông qua kinh nghiệm của người viết. Và khi nhắc đến E.E.A.T thì không thể nào không nhắc đến thuật ngữ YMYL.

YMYL là gì và điều liên quan giữa YMYL với EEAT là gì

YMYL là cụm từ được viết tắt của “Your Money Your Life”. Google dùng YMYL như một nguyên tắc để phân loại các website ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc, tài chính, sự an toàn và cả sức khỏe của người dùng. Các website YMYL đều tuân thủ theo tiêu chuẩn E-E-A-T ở mức cao nhất.

Sự ảnh hưởng của EAT với thị trường YMYL

Sự ảnh hưởng của EAT với thị trường YMYL

Các trang thuộc chủ đề YMYL tùy theo mục đích và độ tin cậy mà có thể phụ thuộc và các yếu tố kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn. Ngoài ra, nếu người xem đang tìm kiếm nội dung truyền cảm hứng, lời khuyên thì bài viết của các chuyên gia sẽ không đáp ứng được nhu cầu của họ. Thay vào đó, những bài viết từ kinh nghiệm của người khác đã từng trải qua trường hợp tương tự lại có sức hút hơn.

Nếu website của bạn có thứ hạng cao trên SERP thì nghĩa là EEAT của bạn phải chuẩn và cao không kém. Nhất là đối với YMYL website. Vì người dùng có thể an tâm đọc, chia sẻ nội dung của trang, thậm chí là tin tưởng vào lời khuyên từ trang đó và phát sinh các nhu cầu như mua sắm, giới thiệu và tuyên truyền về thương hiệu.

Về phía tác giả của các nội dung trên website, họ sẽ phải có đầy đủ thông tin như thông tin liên lạc, học vị, bằng cấp, hình ảnh…thể hiện đúng tiêu chí Double EAT 

Tầm quan trọng trong SEO của EEAT là gì?

Với các thông tin trên, ắt hẳn bạn đã biết phần nào về EEAT là gì. Tuy nhiên, EEAT quan trọng như thế nào khi SEO website?

EEAT quan trọng như thế nào khi SEO web

EEAT quan trọng như thế nào khi SEO web

Như đã nói lúc trước, EAT (hay hiện tại gọi là EEAT) là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng website. Khi website được đánh giá cao thì EEAT cũng cao. Và nếu website của doanh nghiệp được đánh giá chỉ số EEAT cao thì sao? Vậy thì doanh nghiệp đó đạt được rất nhiều lợi ích như:

  • Lượng truy cập tăng cao.
  • Độ nhận diện thương hiệu tốt phổ biến hơn.
  • Doanh thu (dành cho website bán hàng) cao hơn.
  • Độ tin cậy giữa người xem và website lâu hơn.

Tóm lại:  EEAT cao => website được đánh giá cao => website nằm top cao => nhiều người dùng click vào hơn => nhiều khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ hơn.

Cách áp dụng EEAT cho website của bạn

Vậy việc áp dụng nguyên tắc EEAT là gì và có khác EAT không? Câu trả lời là không. Mặc dù E-E-A-T đã thêm yếu tố E – Experience nhưng mọi hoạt động xây dựng EAT đều có thể áp dụng với EEAT.

Đề cập đến tác giả và ý kiến chuyên gia

Tác giả của bài viết nếu có đầy đủ thông tin kèm theo như học vị, tên tuổi, có chuyên môn về nội dung bài viết đến đâu… sẽ được Google đánh giá rất cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu thập và hiển thị đánh giá từ các chuyên gia, khách hàng về nội dung bài viết.

Đề cập đến tác giả và ý kiến chuyên gia

Đề cập đến tác giả và ý kiến chuyên gia

Đưa ra cam kết trách nhiệm

Khi tác giả bài viết đưa ra cam kết trách nhiệm, người đọc sẽ tăng mức độ tin tưởng hơn. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, người đưa ra cam kết trách nhiệm cũng cần đảm bảo chắc chắn về nội dung mà mình đang viết, nhất là các lĩnh vực thuộc nhóm YMYL.

Loại bỏ các bình luận rác

Vào năm 2020, John Mueller của Google đã xác nhận rằng các bình luận rác trên website sẽ làm giảm chất lượng tổng thể của website đó. Do đó, quản trị viên cần kiểm soát các bình luận, ưu tiên hiển thị bình luận có ích, mang tính chất xây dựng.

Đưa ra các nguyên cứu và công bố kết quả báo cáo

Một bài viết có nội dung được trích từ các nghiên cứu chuyên sâu được Googlebot lẫn người đọc đánh giá rất cao. Bài viết đó sẽ cho thấy người xây dựng đã nghiên cứu kỹ càng, có kiến thức về lĩnh vực mình đang viết và nội dung đó họ có thể tin tưởng được.

Ví dụ: nếu bạn đang sở hữu các website về sức khỏe, khi xây dựng bài viết thì việc thêm các trích dẫn nghiên cứu khoa học sẽ khiến người đọc tin tưởng hơn.

Hạn chế các nội dung được tạo tự động

Các nội dung được tạo tự động từ AI (như từ ChatGPT) thường có sự thiếu sót về nội dung, do đó độ tin cậy của website cũng bị giảm đi.

Hạn chế các nội dung được tạo tự động

Hạn chế các nội dung được tạo tự động

Tip: Nếu bạn là người đang gặp vấn đề về kinh phí thì có thể kết hợp việc tạo nội dung tự động với chuyên gia để tiết kiệm chi phí.

Đưa thông tin tác giả vào Knowledge Graph (sơ đồ tri thức Google)

Nếu bạn đọc một bài viết (đã được chứng thực bởi chuyên gia) nhưng bạn muốn xác nhận thêm vị chuyên gia này có thật hay không, vậy thì bạn phải làm thế nào? Thông thường, bạn sẽ Google tên người đó trên thanh tìm kiếm. Và nếu như bạn tìm được thông tin về vị chuyên gia đó trên Google, bạn sẽ có xu hướng tin tưởng vào nội dung của bài viết trên website của chuyên gia đó.

Cách đơn giản nhất để tăng tỷ lệ hiển thị của sơ đồ Knowledge Graph là dùng dữ liệu cấu trúc Local Business hoặc Person. Chúng sẽ giúp thông tin hồ sơ và thông tin trên mạng xã hội của chuyên gia đó có sự nhất quán hơn.

Một phương pháp để tăng EEAT cho website của bạn một phần là sử dụng backlink profile bạn đã biết chưa? Xem ngay bài viết về backlink profile là gì của dichvupbn.com nhé

EEAT ảnh hưởng đến website doanh nghiệp như thế nào?

Mức độ ảnh hưởng của EEAT với các trang e-commerce

Vậy các trang e-commerce ảnh hưởng từ EEAT như thế nào? Nếu các trang e-commerce là trang thương mại điện tử hoặc trang thông tin thì EEAT sẽ tăng chỉ số nếu e-commerce có đầy đủ thông tin liên hệ của người bán. Chẳng hạn như địa chỉ liên lạc, email, số điện thoại, fax…

Google Knowledge Panel là một trong những tính năng mà bạn sẽ được thực hiện EEAT chuẩn và nó sẽ giúp bạn tiếp cận và cải thiện trải nghiệm người dùng rất nhiều đấy. Nếu chưa biết về cách để có và tối ưu nó, hãy xem ngay bài viết này về Google Knowledge Panel là gì ngay nhé.

Sự ảnh hưởng của EAT với thị trường YMYL

Chúng ta đều hiểu rõ, nếu website của bạn hoạt động trong lĩnh vực YMYL thì sẽ phải chịu sự quản lý của thuật toán Magic (Thuật toán này kiểm soát các trang YMYL như thuốc, cho vay, trị bệnh, sức khỏe..). Vì thế, các trang web YMYL đều phải đảm bảo đạt được EEAT.

Ví dụ: nếu website của bạn có nội dung về YMYL (như sức khỏe), người dùng tìm kiếm và click vào bài viết của bạn. Họ thấy rằng, bài viết có sự tham khảo từ các chuyên gia sức khỏe, bác sĩ và trích dẫn từ nguyên cứu khoa học hay có trải nghiệm từ người bệnh trước…(tiêu chuẩn của EEAT) thì họ sẽ không muốn phải click ra ngoài và chọn website khác. Khi đó, website của bạn sẽ đảm bảo giữ được top đầu tìm kiếm.

Tầm ảnh hưởng của EAT đối với Content website

Nội dung của một website như thế nào, chính xác bao nhiêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố đánh giá EEAT?

Tầm ảnh hưởng của EAT đối với Content website

Tầm ảnh hưởng của EAT đối với Content website

Hiện nay, khi viết content cho website, bạn cần đảm bảo đủ 3 yếu tố sau để EEAT không bị “tụt dốc”:

  • Thông tin phải được xây dựng từ các chuyên gia, tác giả có sự hiểu biết về lĩnh vực của website đó.
  • Thông tin tác giả bài viết phải đầy đủ để tăng độ tin cậy cho người xem.
  • Nội dung phải được thẩm quyền về độ chính xác, tính cụ thể…

Vậy cách để tối ưu giữa content và EEAT là gì? Thực tế, bạn có thể tối ưu nội dung lẫn đẩy điểm EEAT cao khi các điều sau được đảm bảo:

  • Nội dung đáp ứng mục đích tìm kiếm.
  • Phần phụ trợ như hình ảnh, internal link,.. cần liên quan đến nội dung bài viết.
  • Bài viết phải chuẩn SEO.

Có thể nói, hiểu rõ về EAT là gì và hiện tại là EEAT là gì sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường phát triển website và ngày càng vững mạnh hơn nếu xây dựng theo chuẩn. Dịch vụ backlink PBN hy vọng các kiến thức trên đây sẽ hữu ích cho bạn khi xây dựng website đạt chuẩn EAT, chúc bạn thành công.

cảm ơn đã theo dõi chúng tôi

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hello banner

Nội dung liên quan

WEbsite chưa lên top?

Để lại thông tin liên hệ cho dichvupbn.com ngay nào!

Tầm nhìn dịch vụ pbn