Khi xây dựng nội dung cho website, ắt hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua phần meta description là gì. Nhưng đối với nhiều “tay mơ”, meta description trở nên khó nhằn. Vậy làm cách nào để viết nội dung này một cách thu hút khách hàng nhất có thể? Bài viết dưới đây từ dichvupbn chúng tôi sẽ giúp bạn giải mã câu hỏi này.
Meta description là gì?
Meta description là gì? Meta description là một đoạn mô tả ngắn gọn về nội dung của một URL. Meta thường ngắn, chỉ dài khoảng 120 – 160 ký tự nên rất dễ khiến nhiều người không chú trọng nội dung của nó. Tuy nhiên, đây lại là một trong những yếu tố chính khiến khách hàng có quyết định click vào bài viết của bạn hay không.
Thẻ meta description là gì?
Thẻ meta, hay thẻ meta description là thẻ khai báo mô tả của một trang. Thẻ này sẽ giúp mô tả ngắn của website đó hiển thị đầy đủ phần thông tin khi người dùng tìm kiếm. Meta description xuất hiện bên dưới trang web của bạn trên trang công cụ kết quả tìm kiếm (SERP).
Nội dung của chính của meta description là tóm tắt nội dung của bài viết đó. Nhờ đó, Googlebot lẫn người đọc có thể hiểu rõ về chủ đề mà bài viết của website đang nói đến là gì.
Tầm quan trọng của meta description trong SEO là gì?
Meta description có nội dung ngắn, dễ hiểu nên giúp người đọc và “bot” của Google hiểu rõ hơn về chủ đề bài viết. Tuy nhiên, meta description còn mang lại những lợi ích tuyệt vời như:
- Hỗ trợ xếp hạng bài viết cao hơn do công cụ tìm kiếm hiểu khái quát nội dung bài viết rõ hơn.
- Người đọc có xu hướng đọc nhanh hoặc đôi khi chỉ đọc một vài thông tin từ bài viết. meta description giúp họ nhanh chóng nắm được nội dung.
- Meta hấp dẫn giúp gia tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) hơn.
Có thể nói, meta description dù được viết rất ngắn gọn, nhưng lại quyết định đến 60% khả năng click chuột vào bài viết của người đọc lẫn tăng vị trí bài viết trên bảng xếp hạng của Google. Vì thế, khi website xây dựng bài viết phải luôn luôn chú ý đến phần này.
Meta description cho trang chủ và trang con khác nhau như thế nào?
Nội dung của meta description là gì? Có sự khác biệt nào giữa meta description cho trang chủ và trang sản phẩm không? Thực tế, viết meta description cho trang chủ và trang sản phẩm sẽ có đôi chút khác biệt. Bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề như:
Meta description cho trang chủ
Meta description dành cho trang chủ cần phải được tối ưu, thể hiện sự chuyên nghiệp và nhất là có tính hấp dẫn. Bên cạnh đó, người viết cũng cần lưu ý đến những vấn đề như:
Độ dài của Meta description
Số ký tự của meta description phải nằm trong 120 – 160 ký tự (nhưng nội dung chính không được bỏ quên). Tốt nhất là 120 ký tự vì hầu như người đọc lướt sơ qua phần meta nên nội dung phải nằm trong phần đầu của 120 ký tự đó.
Nội dung của Meta description
Dựa vào ảnh trên của Dịch vụ backlink PBN, bạn có thể thấy rằng, chỉ với 130 ký tự mà thôi, nhưng bạn có thể hiểu ngay website dichvupbn.com cung cấp cho bạn những gì. Đơn vị cho bạn biết rằng, bạn có cơ hội tiếp cận với hệ thống backlink PBN hơn 15.000 websites. Những backlink này đều chất lượng và uy tín. Cuối cùng là lời kêu gọi chỉ gói gọn trong vài ký tự.
Với ví dụ trên, có thể thấy rằng, nội dung chính của meta description dù ngắn gọn nhưng vẫn luôn đầy đủ nội dung. Đặc biệt là những thông tin chính về website như “backlink, uy tín, chất lượng” và lời kêu gọi đều được đề cập đến.
Meta description cho trang con
Viết meta description cho trang sản phẩm/dịch vụ sẽ có những khác biệt so với khi bạn viết cho trang chủ. Cụ thể như:
Vai trò của Meta description của trang sản phẩm/dịch vụ
Các trang sản phẩm sẽ không cần viết các thông tin về doanh nghiệp như ở homepage (để tránh trùng lặp nội dung và bị thừa). Thay vào đó, tùy vào nội dung bài viết đang nói đến lĩnh vực gì thì người viết mới phải đề cập đến kiến thức lĩnh vực đó để thu hút người đọc.
Cụ thể, viết meta description cho trang sản phẩm/dịch vụ sẽ đòi hỏi bạn mang lại những giá trị hữu hình cho khách hàng. Ví dụ: nếu doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, hãy cho khách hàng thấy rằng sản phẩm của bạn mang đến hiệu quả như thế nào trên làn da.
Lưu ý khi viết meta description là gì
Trong quá trình viết meta description cho trang sản phẩm / dịch vụ, người viết sẽ “áp lực” hơn khi phần meta này là cầu nối trực tiếp đưa khách hàng click vào phần nội dung của sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp và tạo ra chuyển đổi (CTR/lead/doanh số). Vì thế, một số lời khuyên từ chúng tôi đưa ra có thể như sau:
- Một câu kết bỏ dở có thể tăng tỷ lệ click chuột lên rất nhiều lần.
- Nên viết hoa những phần quan trọng để để có hiệu ứng ghi nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, ĐỪNG viết hoa toàn bộ vì dễ tạo cảm giác áp lực cho người đọc.
- Đưa ra giá trị hữu hình mà khách hàng nhận được từ sản phẩm ngay từ những dòng đầu tiên.
- Sự khác biệt trong cách hành văn có thể là điểm cộng giúp khách hàng lựa chọn bạn thay vì đối thủ.
- Sử dụng những từ ngữ khơi gợi tính tò mò nếu có thể để kích thích khách hàng click chuột vào bài viết.
Viết meta chuẩn sẽ giúp trang web bạn tăng tỷ lệ CTR và thu hút traffic hơn. Nhưng nếu website bạn có external link và không biết cách kiểm soát vẫn sẽ làm giảm sức mạnh website bạn trong một chiến dịch SEO đấy. Hãy xem thêm bài viết về external link là gì và tất tần tật những điều cần biết về external link từ dichvupbn.com nhé
9 cách viết meta description chuẩn
Vậy cách viết meta description là gì và viết như thế nào để đạt hiệu quả cho người đọc tốt nhất? Bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài viết hướng dẫn cách viết meta description khác nhau trên Google. Nhưng nhìn chung, bạn có thể tạo một nội dung meta description nổi bật bằng cách áp dụng 10 cách viết chuẩn sau:
Độ dài tối đa và tối thiểu
Khi xây dựng meta description trong thời gian đầu, có thể bạn sẽ không biết được cần viết bao nhiêu ký tự là phù hợp. Nếu viết quá ít thì không đủ nội dung, nhưng viết quá nhiều thì Google sẽ tự động tóm tắt, đôi khi sự “tóm tắt” đó lại loại bỏ những nội dung chính mà bạn đang muốn nói đến.
Google cũng thường xuyên thay đổi về độ dài tối đa của meta description, thậm chí gần đây Google cũng đã cho phép website viết đến 300 ký tự. Tuy vậy, bạn có để ý rằng, Google hầu như chỉ hiển thị tối đa khoảng 160 ký tự mà thôi không?
Nếu không căn chuẩn số ký tự, nhiều nội dung quan trọng mà bạn muốn nói sẽ bị cắt gọt. Số ký tự “hoàn hảo” nhất mà nhiều người sử dụng là khoảng 130 ký tự, tối thiểu 120 và tối đa là 160. Trong quá trình viết, thay vì bạn cứ canh đếm từng ký tự thì chỉ cần viết 1 đoạn giới thiệu có những nội dung chính và thật hay. Sau đó, bạn tìm cách rút gọn lại hết mức trong 1 – 2 câu dài là đủ.
Tóm tắt chủ đề trang như thế nào?
Nếu bạn viết meta description vẫn chưa quen, chắc hẳn cách tóm tắt meta description là gì có thể khiến bạn thấy khó khăn. Nhìn chung, bạn phải đảm bảo các tiêu chí khi viết meta description như:
- Nêu nổi bật chủ đề và hướng giải quyết để người đọc hiểu người viết muốn gì trong bài viết đó.
- Chủ đề, thẻ tiêu đề, nội dung của trang và mô tả phải thống nhất với nhau để người đọc không bị cảm giác “mình bị lừa”.
Luôn có từ khóa chính
Sự xuất hiện của từ khóa chính sẽ giúp Googlebot và người đọc biết được chủ đề mà bài viết đang hướng đến là gì một cách rõ ràng. Khi hiển thị trên Google, nếu cụm từ người đọc đang tìm kiếm trùng với từ khóa ở meta thì nó sẽ được bôi đậm. Nhờ đó, đoạn meta được nổi bật, nhiều người cũng có xu hướng chọn những bài viết nào có cụm từ liên quan đến từ mà mình đang tìm kiếm trên Google.
Nội dung lôi cuốn người đọc
Một nội dung meta description lôi cuốn, khiến nhiều người đọc phải “wow” đều có khả được click vào rất lớn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách hàng và quan trọng nhất là nội dung đó cũng phải phù hợp với bài viết và những gì khách hàng mong muốn nhận được.
Lấy một ví dụ ở đây:
Sử dụng dữ liệu có cấu trúc
Những dữ liệu có cấu trúc (structured data) giúp bạn bổ sung thêm các thông tin khác cho meta description. Những dữ liệu bạn có thể thêm như: số sao đánh giá, ảnh đại diện… Chúng giúp thẻ meta description hiển thị trở nên hấp dẫn hơn.
Không nhồi nhét nhiều từ khóa
Trong thẻ meta description, người viết chỉ nên thêm 1 lần từ khóa duy nhất mà thôi. Vị trí thêm tốt nhất là gần 5 từ đầu tiên của meta description, nếu có thể, từ khóa nên nằm ngay từ mở đầu của meta. Trừ một số trường hợp, thẻ meta có thể thêm tối đa 2 lần từ khóa hoặc sử dụng từ đồng nghĩa, từ khóa LSI để thay thế.
Hạn chế dùng các ký tự đặc biệt
Các ký tự đặc biệt bị cấm trong meta description là gì? Thông thường, Google sẽ hiểu vị trí đầu tiên của dấu ngoặc là hết và ngắt đi đoạn đó. Đoạn văn mà Google hiểu sẽ bị cụt ngủn so với dự kiến của bạn. Vậy là khi không bạn bị đánh giá thấp về meta chỉ với những ký tự đặc biệt.
Những ký tự nên tránh trong meta description như: “”, #, $, %, ^, &. *. Trường hợp có lý do chính đáng phải dùng ký tự đặc biệt, người viết có thể tham khảo đến ký tự thực thể HTML để tránh Google hiểu nhầm phần meta description của mình.
Trung thực với nội dung bài viết
Nội dung meta description mà bạn viết phải đảm bảo sự trung thực tuyệt đối về tính chính xác (nếu có câu khẳng định). Vì thực tế là chẳng ai muốn đọc phần meta và cảm thấy hấp dẫn, tin tưởng vào nó nhưng khi click vào nội dung bên trong thì lại khác hoàn toàn với phần meta đã giới thiệu ban đầu. Khách hàng lẫn Googlebot sẽ đánh giá thấp bài viết nếu meta description không có tính trung thực.
Dùng thêm công cụ để kiểm tra tính tối ưu Meta description
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian trong việc kiểm tra meta description có đạt “chuẩn” hay không thì có thể dùng một số công cụ kiểm tra miễn phí. Một số trang web có thể hỗ trợ kiểm tra meta description như:
- Totheweb: nhập meta description vào ô, công cụ sẽ tự động kiểm tra và thông báo độ dài đã đạt chuẩn hay chưa.
- On Page SEO Checker: vào website https://www.semrush.com/on-page-seo-checker/ và nhập tên miền của bạn vào thanh tìm kiếm, chọn tiếp “Get ideas”. Kéo chọn “các trang hàng đầu cần tối ưu hóa”, chọn trang muốn xem và nhấn vào “# ideas” phía bên phải.
- Site Audit: tính năng Site Audit nằm trong SEMrush, để kiểm tra meta description, bạn nhập tên miền vào thanh Site Audit. Chọn tiếp vào tab “Issues”, nhập nội dung vào thanh tìm kiếm “duplicate Meta Description” và nhấn enter.
Khi tối ưu meta description tốt sẽ giúp website bạn tăng tỷ lệ CTR lên rất nhiều từ trang SERP đấy. Nếu chưa biết về CTR hãy xem ngay bài viết CTR là gì của dichvupbn để có thể hiểu thêm cách tăng tỷ lệ click cho website như thế nào nhé.
Một số câu hỏi về Meta description
Trong quá trình xây dựng bài viết, không ít người vẫn còn một số câu hỏi về thẻ meta description. Dưới đây, dichvupbn đã tổng hợp và giải thích cho bạn như sau:
Cách kiểm tra thẻ Meta description trên một website
Thẻ meta description sẽ hiện ngay bên dưới phần Title bài viết (hoặc website) trên Google. Có 2 cách để bạn kiểm tra thẻ này, bao gồm:
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + U để xem nguồn url
- Sử dụng công cụ SEOquake
Thẻ Meta description có được Google dùng để đánh giá xếp hạng website không?
Meta description là một trong những yếu tố để Google quyết định xếp hạng url Chính vì thế, nội dung của meta description luôn luôn phải được chú trọng.
Một số ví dụ về thẻ Meta description tốt và không tốt
Dưới đây là các ví dụ về thẻ meta description là gì và thẻ nào tốt và không tốt..
Thẻ meta description tốt
Như bạn có thể thấy, đoạn mô tả ở trên vừa đủ 160 ký tự và vô cùng hiệu quả trong việc làm nổi bật phần nội dung mô tả chính. Người đọc sẽ biết ngay một công thức đắp mặt nạ cơ bản chỉ với vài dòng từ các nguyên liệu như:
- “Vitamin E”
- “Mật ong”
- “Sữa chua”
Bên cạnh đó, cách dùng “thoa lớp mỏng hỗn hợp vừa tạo lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng” cũng được đề cập đến.
Thẻ meta description không tốt
Ở ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng phần meta description có nội dung chung chung và không có thông tin nào thực sự mới hay hữu ích cho người đọc. Sẽ khá ít người sau khi đọc đoạn meta này và cảm thấy hấp dẫn, muốn click vào bài viết.
Xây dựng nội dung của meta description mặc dù không quá dài nhưng lại không mấy dễ dàng. Hy vọng những kiến thức trên đây về meta description là gì sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của mình. Ngoài ra, dịch vụ backlink PBN còn có 1 bài viết liệt kê 100+ các thuật ngữ SEO phổ biến. Các bạn có thể tham khảo và để lại ý kiến xem nội dung tiếp theo mà dichvupbn.com triển khai là thuật ngữ nào nhé.