Subdomain và các lưu ý về subdomain là gì

Subdomain là gì? Ưu điểm và hạn chế của subdomain trong SEO

Theo dõi Dịch vụ Backlink PBN trên

5/5 - (3 bình chọn)

Subdomain là một khái niệm quen thuộc đối với các nhà quản trị website. Subdomain được dùng để tạo ra các tên miền phụ với mục đích tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho trang web. Qua bài viết dưới đây dichvupbn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Subdomain và phân biệt sự khác biệt giữa Domain và Subdomain.

Subdomain là gì?

Subdomain (tên miền phụ) là phần mở rộng, dùng để bổ sung cho tên miền chính (domain) và xuất hiện trước tên miền chính. Nó giúp phân chia và quản lý các “website con” có các chức năng riêng biệt một cách hiệu quả hơn.

Sunbdomain là gì

Sunbdomain là gì

Subdomain hoạt động như một website bình thường và có cùng tên miền chính. Do đó về mặt SEO nó không ảnh hưởng đến bất kỳ backlinks nào từ domain chính.

Phân biệt Domain và Subdomain

Domain và Subdomain đều là một phần của hệ thống tên miền trên internet, tuy nhiên có một số điểm khác nhau như sau:

cấu tạo 1 url với subdomain

cấu tạo 1 url với subdomain

  • Domain là tên miền chính, là địa chỉ duy nhất để truy cập một trang web trên internet. Ví dụ: facebook.com là một domain.
  • Subdomain là một phần của tên miền chính, nó cho phép người quản trị tạo ra các trang web con trong cùng một miền chính. Ví dụ: m.facebook.com là subdomain của facebook.com. Địa chỉ này được sử dụng để truy cập Facebook thông qua các thiết bị di động hoặc máy tính bảng.

Cho dù domain hay subdomain là gì thì các bạn cũng phải tối ưu các trang web thật tốt để tối ưu trải nghiệm người dùng. Hãy tham khảo bài viết kiểm tra và đo tốc độ website để biết cách tối ưu website thật tốt nhé.

Một số ví dụ về Subdomain

Dưới đây là một số ví dụ về Subdomain để bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này:

  • photos.google.com: Đây là trang dùng để xem và quản lý ảnh của domain Google.com.
  • calendar.microsoft.com: Trang chuyên dùng cho dịch vụ quản lý thời gian và lịch làm việc của domain Microsoft.com
  • books.apple.com:  Trang web dành riêng để tìm và mua sách điện tử trên Apple Bookstore.
  • maps.yahoo.com: Trang dùng để xem bản đồ và chỉ đường của Yahoo.
  • mail.google.com: Đây là trang đăng nhập để truy cập vào dịch vụ email của Google.mail.google.com: Đây là trang đăng nhập để truy cập vào dịch vụ email của Google.

Lợi ích khi sử dụng Subdomain là gì?

Sử dụng Subdomain mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, các doanh nghiệp hoặc nhà quản trị thường dùng Subdomain với các mục đích chính như sau:

  • Tạo website riêng cho từng loại đối tượng: Các doanh nghiệp thường sử dụng subdomain để tạo các website riêng cho từng loại đối tượng. Mỗi website sẽ có nội dung, ngôn từ, hình ảnh cho phù hợp với đối tượng định hướng ban đầu.

Chẳng hạn như doanh nghiệp bạn muốn tạo một trang web riêng để bán đồ cho trẻ em, một trang web riêng để bán đồ cho bà bầu. Subdomain có thể giúp bạn hoàn thành một cách dễ dàng nhất.

  • Tách blog hoặc trang chức năng ra từ website chính: Đôi khi việc quản lý nhiều website độc lập với từng mục đích cụ thể dễ hơn so với việc quản trị và phát triển một website đa lĩnh vực. Khi đó, doanh nghiệp sử dụng subdomain để tách các Module ở website chính ra thành nhiều website độc lập khác để tiện cho việc quản lý và phát triển.
  • Tiết kiệm chi phí: Subdomain là công cụ hoàn toàn miễn phí được tạo nên từ tên miền chính. Do đó bạn hoàn toàn có thể tạo ra nhiều website dưới dạng subdomain mà không cần phải đăng ký tên miền. Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng lại thiết kế của trang web trên domain chính để tiết kiệm chi phí thiết kế lại website.

Chính vì vậy sử dụng Subdomain là cách tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên hãy sử dụng đúng cách nếu không muốn bị phản tác dụng. Sau đây dichvupbn sẽ phân tích cho các bạn về ưu điểm và hạn chế của subdomain

subdomain ưu điểm và hạn chế của subdomain là gì

subdomain ưu điểm và hạn chế của subdomain là gì

Ưu nhược điểm của Subdomain là gì?

Subdomain được tạo ra miễn phí nên công cụ này tồn tại một số ưu nhược điểm phải kể đến như:

Ưu điểm của Subdomain

  • Hỗ trợ quảng bá, tăng độ nhận diện thương hiệu: Subdomain giúp phát triển thương hiệu bằng cách tạo ra các trang web con từ website gốc. Mỗi website này sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau để phù hợp với các chiến dịch quảng cáo hay chiến dịch marketing. Ngoài ra, các trang web được tạo từ subdomain còn tận dụng được lượng truy cập từ Domain chính và ngược lại và giúp quá trình làm SEO chính xác hơn.

Tip: Ở các chiến dịch SEO brand, việc tách chức năng của website thành các subdomain được khá nhiều webmaster sử dụng.

  • Ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới: Với những sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt đặc biệt dành riêng cho một nhóm đối tượng khách hàng khác với website chính. Việc sử dụng Subdomain sẽ giúp tạo một website mới có những nội dung phù hợp mà không quá khác biệt so với website ban đầu.
  • Tối ưu việc quản lý và hỗ trợ website: Một website đa ngành đòi hỏi số lượng lớn quản trị viên. Đôi khi việc phân công công việc có thể gặp nhiều khó khăn vì khối lượng công việc lớn và chồng chéo lên nhau. Trong trường hợp này nên sử dụng subdomain giúp tách ra các website riêng biệt. Từ đó việc quản lý, kiểm tra và đo lường độ hiệu quả sẽ trở lên dễ dàng hơn.

Các hạn chế khi sử dụng tên miền phụ Subdomain là gì

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ định, hãy cùng tìm hiểu một số nhược điểm khi sử dụng Subdomain là gì

  • Subdomain dễ bị phạt bởi google: Tạo nhiều Subdomain đồng nghĩa với việc bạn đang chuyển nhượng website của mình cho người dùng khác. Khi một trong số những tên miền phụ bị tố cáo thì Domain chính của bạn có nguy cơ bị khai trừ vĩnh viễn. Nếu được khôi phục lại sẽ có những thủ tục rắc rối và phức tạp.
  • Hiệu suất kém hơn: Sử dụng nhiều Subdomain đồng nghĩa với việc cần chia sẻ tài nguyên máy chủ, dẫn đến hiệu suất trang web kém hơn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và mức độ tin cậy của website.
  • Giảm độ nhận diện thương hiệu: Khi sử dụng tên subdomain, trang web của bạn có địa chỉ phụ bổ sung vào và không còn là tên miền chính. Do vậy có thể làm giảm độ nhận diện thương hiệu của bạn so với các đối thủ chỉ sử dụng domain.

Để cải thiện việc những nội dung làm tăng tỷ lệ thoát của trang web, bạn có thể tham khảo bài viết về bounce rate là gì của dichvupbn.com để có thể theo dõi và bổ sung sức mạnh cho các page/post cụ thể hơn.

Những lưu ý khi tạo Subdomain là gì?

Subdomain rất hữu dụng và mang lại hiệu quả, khi tạo Subdomain bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu Domain gặp các vấn đề như: tên miền chính hết hạn, bị hủy, bị khóa,… thì tên miền phụ sẽ không hoạt động
  • Subdomain ảnh hưởng đến SEO: Theo thuật toán của Google, Domain và Subdomain hoạt động gần giống nhau. Do đó tạo càng nhiều subdomain giống nhau càng ảnh hưởng đến thứ hạng website của Domain chính. Còn việc ảnh hưởng tích cực hay tiêu thì thì do chính bạn rồi đúng không nào

Trên đây là một số thông tin về Subdomain là gì mà Dichvupbn muốn gửi tới bạn đọc. Nhìn chung đây là một tiêu chí cũng khá cần thiết, tối ưu về cả hiệu quả và chi phí. Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng Subdomain một cách hợp lý nhất. Nếu các bạn đang cần thúc đẩy chiến dịch SEO của mình, hãy ưu tiên mua backlink từ dichvupbn.com nhé. Chúng tôi là đơn vị uy tín nhất hiên nay trong việc cung cập backlink với hệ thống PBN!

cảm ơn đã theo dõi chúng tôi

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hello banner

Nội dung liên quan

WEbsite chưa lên top?

Để lại thông tin liên hệ cho dichvupbn.com ngay nào!

Tầm nhìn dịch vụ pbn